Hạt nhựa tái sinh là gì? Sản phẩm bán chạy và địa chỉ mua hàng uy tín ở TP.HCM

Hạt nhựa tái sinh

Đến thế kỷ XXI, nền văn minh nhân loại đã đi đến một tầm cao mới hoàn toàn tách biệt với những thời đại trước. Thế giới đang chuyển nhanh qua nền kinh tế tri thức. Áp dụng gần như trực tiếp những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ đời sống sản xuất. Trong đó, khả năng hiểu biết của con người; đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống.

Đây chính là thời kỳ mà các mối quan hệ quốc tế đã phát triển đến mức không một quốc gia; khu vực hay hệ thống kinh tế nào tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động của nó. Là thời kỳ đánh dấu bước chuyển đổi từ một nền kinh tế thế giới sang nền kinh tế toàn cầu. Chuyển từ hướng phát triển nền kinh tế theo chiều rộng sang phát triển nền kinh tế theo chiều sâu.

Kinh tế phát triển đi kèm với việc thiếu hụt nguyên liệu phục vụ trong quá trình sản xuất. Do đó, con người đã tạo ra những loại vật liệu nhân tạo mới để đáp ứng nhu cầu cho những ngành sản xuất, công nghiệp. Từ những vật liệu nhân tạo đó mà con người đã phát minh ra nhiều công cụ và thiết bị đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình. Tuy nhiên, do những đặc tính đặc trưng của vật liệu nhân tạo mà bên cạnh mặt lợi ích chúng kéo theo những thảm hoạ đe doạ đến sự sống trên Trái Đất trong tương lai. Tiêu biểu là hiện tượng ô nhiễm môi trường từ những loại rác thải nhựa ngày càng nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm có đến khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra trên toàn thế giới. Trong khi thực trạng xử lý rác thải còn yếu kém thì lượng rác thải ngoài môi trường vẫn tăng nhanh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều biện pháp đã được đề xuất và thực hiện nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa ngoài môi trường tự nhiên. Một trong số đó là phương pháp tái chế nguyên vật liệu từ chất thải nhựa nguyên sinh cho ra nguyên vật liệu mới có tên gọi “Nhựa tái sinh”. Loại nguyên vật liệu này sau khi trải qua quá trình tái chế sẽ được cắt thành những hạt nhỏ nên còn có tên gọi khác là hạt nhựa tái sinh.

rác thải nhựa
Tình trạng rác thải nhựa hiện nay

Vậy hạt nhựa tái sinh là gì? Loại vật liệu này có những đặc điểm và tính chất gì? Quá trình sản xuất diễn ra như thế nào? Chúng được ứng dụng trong thực tiễn ra sao? Và những lợi ích khi sử dụng vật liệu này là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này qua nội dung của bài viết dưới đây nhé.

I. Tổng quan về nhựa và rác thải nhựa

1. Khái niệm và phân loại nhựa 

1.1. Khái niệm:

Nhựa là nguồn nguyên vật liệu nhân tạo được chế tạo từ hai thành phần chính: Dầu và khí tự nhiên. Nhựa được cấu thành từ nhiều đại phân tử, trong lượng phân tử của nhựa dao động từ 20.000 đến 100.000.000. Nhựa gồm nhiều chuỗi dài chứa các loại đơn phân tử như: Ethylene, Propylene, Styrene và Vinyl Chloride. Các đơn phân tử liên kết với nhau tạo thành một chuỗi dài được gọi là hợp chất cao phân tử như: Polyethylene, Polypropylene, Polystyrene và Polyvinyl Chloride.

1.2. Phân loại nhựa: 

Có 2 loại nhựa cơ bản là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.

– Nhựa nhiệt dẻo: Nhựa nhiệt dẻo là loại nhựa được làm mềm nhiều lần bằng nhiệt và làm rắn bằng hơi lạnh. Khi được đun nóng chảy chúng giống như sáp nến và sẽ đông lại ở nhiệt độ phòng. Khi nóng, chúng có tính mềm dẻo do đó có thể ép theo khuôn mẫu. Sau đó, để chúng đông cứng lại và trở thành hình dạng mới như khuôn. Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần nhưng không làm biến đổi đặc tính hoá học của các loại nhựa nhiệt dẻo. Trên 80% sản phẩm nhựa ở Châu Âu được sản xuất từ loại nhiệt dẻo.

– Nhựa nhiệt rắn: Khác với nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn không thích hợp với phương pháp xử lý bằng nhiệt nhiều lần. Do cấu trúc liên kết đặc biệt giữa các phân tử, cấu trúc này có dạng lưới mỏng và khớp với nhau. Nhựa nhiệt rắn không thể sử dụng để tái chế thành sản phẩm mới như nhựa nhiệt dẻo. Chúng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết bị – điện tử: Thiết bị điện, máy móc tự động,… Phenol Formaldehyde và Urea Formaldehyde là hai loại đặc trưng của nhựa nhiệt rắn.

Đặc tính của nhựa thay đổi khi nào? 

Trong quá trình sản xuất khi thêm một số phụ gia có thể làm thay đổi đặc tính của nhựa:

+ Chất chống oxi hoá: Giúp làm giảm tác động của oxi đối với nhựa khi ở nhiệt độ cao. Thường được thêm vào hai loại là Polyethylene và Polypropylene.

+ Chất ổn định: Có tác dụng giảm tỷ lệ tan rã của cao phân tử Polyvinyl Clorua (PVC).

+ Chất làm mềm: Được sử dụng với mục đích giúp cho nhựa dẻo và dễ uốn hơn.

+ Chất làm thông: Được dùng để tạo ra những lỗ hổng trong cấu trúc của nhựa.

+ Chất làm chậm cháy: Có tác dụng làm giảm tính dễ cháy của nhựa.

+ Màu: Tạo màu sắc cho các loại nguyên liệu nhựa.

Phương pháp thêm chất phụ gia vào nguyên liệu nhựa mang lại nhiều lợi ích. Chất phụ gia làm biến đổi đặc tính của các loại nhựa tạo nên sự đa dạng về sản phẩm. Ví dụ: Các loại ống dẫn nước, vật dụng trong nhà,…

2. Tổng quan về rác thải nhựa 

2.1. Giới thiệu chung về rác thải nhựa: 

Nhựa phế thải được tạo ra từ những hoạt động của con người qua các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, xây dựng, nhà máy – xí nghiệp, phá huỷ công trình dân dụng, những ngành công nghiệp lớn, điện và điện tử,… Những loại chất thải này có đến 60% là chất thải rắn, 22% từ những ngành công nghiệp lớn và 3% tạo ra từ các loại thiết bị điện và điện tử.

Tình hình rác thải nhựa ở một số nơi trên thế giới:

+ Ở các nước phát triển ví dụ như Châu Âu, hằng năm nơi này thải ra lượng nhựa phế thải khổng lồ. Có thể liệt kê ra một số nước tiêu biểu như Đức thải ra khoảng 127.000 tấn/năm, Pháp thải ra 98.000 tấn/năm, Anh thải ra 93.000 tấn/năm và Thuỵ Điển thải ra khoảng 13.000 tấn/năm. Tuy nhiên, thay vì tiến hành xử lý và tái chế tại chỗ thì các nước này lại chịn phương pháp xuất khẩu sang các nước đang phát triển dưới dạng đồ cũ để tái chế hoặc bán lại.

hạt nhựa tái sinh
Tình trạng nhập khẩu rác thải nhựa từ Mỹ của một số nước ĐNA

+ Ở Việt Nam, theo các số liệu phân tích cho thấy thành phần rác thải đô thị của một số thành phố lớn thì lượng rác thải nhựa luôn chiếm tỷ lệ từ 5 – 12% tổng khối lượng rác. Lượng phế thải nhựa này sinh ra nhiều vấn đề về sinh thái và môi trường bởi vì chúng rất khó phân huỷ trong môi trường.

2.2. Tác động của rác thải nhựa đến môi trường: 

Nhựa là một loại hợp chất bền vững trong môi trường. Do đó, khi được thải ra môi trường chúng sẽ gây ra những tác động xấu đến nguồn nước, thẩm mỹ, gây cản trở giao thông và tắc nghẽn các công trình thuỷ lợi, trạm bơm nước,… Bên cạnh đó, trong nhựa còn có một số chất phụ gia như bột màu, chất ổn định hay chất hoá dẻo,… thậm chí là các chất cực độc hại như Chì, Cadmi. Đặc biệt, đối với các loại nhựa PVC khi bị đốt ở nhiệt độ khoảng 300˚C – 800˚C sẽ tạo ra chất Dioxin cực kỳ độc hại cho môi trường tự nhiên. Ngoài ra, tro tạo thành qua quá trình tiêu huỷ nhựa cũng chứa các loại kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường.

Vậy đâu là hướng để giải quyết vấn nạn này? 

Đã có nhiều giải pháp được đưa ra để thu gom tái chế rác thải nhựa nhưng đến nay lượng rác thải nhựa vẫn còn nhiều. Trong khi đó, những nguyên liệu chính sản xuất ra nhựa như dầu mỏ đang dần cạn kiệt. Việc tiến hành nghiên cứu làm chủ công nghệ tái chế nhựa phế thải thành dầu đốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, việc tái chế rác thải nhựa là một trong những phương pháp tích cực nhất để làm giảm tác động đến môi trường.

2.3. Tái chế là gì? 

Tái chế là hoạt động thu gom lại chất thải chứa thành phần có thể sử dụng để chế biến ra thành phẩm mới. Sau đó đưa vào các hoạt động sinh hoạt và sản xuất sử dụng lại.

Hoạt động tái chế gồm có:

– Tái chế vật liệu: Là những hoạt động thu gom lại vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, tiến hành xử lý trung gian và sử dụng vật liệu tái sinh này để sản xuất ra các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác.

– Thu hồi nhiệt: Là những hoạt động khôi phục năng lượng từ nguồn rác thải.

2.4. Lợi ích của việc tái chế rác thải nhựa

Tái chế rác thải nhựa mang lại nhiều lợi ích cho con người và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. Tái chế rác thải nhựa góp phần làm giảm năng lượng tiêu thụ cần thiết khi sản xuất ra một sản phẩm nhựa. Giảm thiểu lượng chất thải đổ dồn về các bãi chôn lấp rác thải. Giảm khả năng phát xạ các loại khí độc hại CO2, SO2 và NO. Trong đó, lượng khí SO2 và CO2 giảm khoảng 30% và khí NO giảm đến 50%. Đồng thời, chúng ta cũng giảm được đến 90% lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất.

II. Khái quát về hạt nhựa tái sinh

1. Hạt nhựa tái sinh là gì? Đặc điểm chung của loại nhựa tái chế 

Hạt nhựa tái sinh là nhựa trải qua quá trình tái chế nhiều lần từ nhựa nguyên sinh hoặc chính nó. Hạt nhựa tái sinh (nhựa tái sinh) còn có tên gọi phổ biến trên thế giới bằng tiếng anh là Recycled Plastic Particles. Nhựa được đem đi nghiền nhỏ, làm sạch, làm khô và tiến hành nung chảy. Sau đó, hỗn hợp nhựa này sẽ được chuyển qua máy đùn hoặc ép nhựa từ đó tạo dạng sợi bún hay hạt nhựa rồi tiến hành vận chuyển đến các nhà máy sản xuất nhựa tái sinh.

Các loại nhựa tái sinh có giá thành rẻ hơn nhựa nguyên sinh do đó chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Một số sản phẩm có thể kể đến như: Bàn ghế nhựa, pallet nhựa kê đồ, những loại vật dụng giả gỗ,… Tái sinh chế phẩm nhựa là công nghệ và thành quả tuyệt vời trong công cuộc tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

hạt nhựa tái sinh
Hạt nhựa tái sinh là gì?

2. Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của một số loại hạt nhựa tái sinh 

2.1. Hạt nhựa tái sinh HDPE (High Density Polyethylene)

a. Đặc điểm của hạt nhựa HDPE tái sinh

– Hạt nhựa tái sinh HDPE được tái chế từ các loại chất thải nhựa được thu gom có chất liệu là nhựa HDPE. Là một loại nhựa PE có tỉ trọng cao. Ví dụ như: Ống dẫn nước, ống dẫn hơi nóng, ống nhựa, lưới đánh cá, ống cáp quang, các loại đồ gia dụng,… Màu sắc phổ biến của hạt nhựa tái sinh HDPE: Trắng, trắng trong, trắng sữa, xanh dương, xanh lá, vàng, đỏ, đen.

– Nhựa tái sinh HDPE có những đặc điểm tương tự như nhựa nguyên sinh HDPE. Thuộc loại polyme nhiệt dẻo có độ cứng thấp, không mùi và không vị. Là một polyme bán tinh thể do đó có cả cấu trúc kết tinh và cấu trúc vô định hình.

b. Tính chất của hạt nhựa HDPE tái sinh

– Có đặc tính bển bỉ, không làm rò rỉ chất lỏng, không bị kiềm hoá hay là oxy hoá.

– Không bị bạc màu, có khả năng chịu nhiệt tốt do đó không bị rão. Có khả năng chịu lửa ở nhiệt độ lên đến 327˚C.

– Khả năng chống chịu được va đập và áp lực tốt.

c. Ứng dụng

– Loại hạt nhựa này được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại sản phẩm môi trường: túi, bao bì, thùng rác, can nhựa, đồ gia dụng,… Ngoài ra, tuỳ vào màu sắc mà chúng sẽ được dùng để sản xuất các loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ như: Các màu đỏ, xanh lá, xanh dương được dùng để thổi túi nylon; màu đen và màu trắng sữa được dùng để sản xuất đồ dùng: dây ghế, lưỡi trai của mũ, bao nylon,…

– Các sản phẩm được sản xuất từ HDPE đều có những đặc tính chung sau: Bền bỉ, có khả năng chịu lực và va đập; không bạc màu hay rò rỉ, oxy hoá hay kiềm hoá; khả năng chịu nhiệt tốt.

2.2. Hạt nhựa tái sinh PP (Polypropylene)

a. Đặc điểm của hạt nhựa PP tái sinh

Hạt nhựa tái sinh PP được tái chế từ các sản phẩm làm bằng nhựa PP như: bao bì, dụng cụ thí nghiệm, văn phòng phẩm,… Chất thải nhựa được thu gom, tiến hành phân loại và trải qua quy trình sản xuất riêng để tạo ra hạt nhựa tái chế.

b. Tính chất của hạt nhựa PP tái sinh

Hạt nhựa PP tái sinh có những tính chất tương tự như nhựa nguyên sinh PP. Chịu được nhiệt độ cao, có tính bền cơ học cao với kết cấu khá vững và cứng mà không mềm dẻo như nhựa PE. Do đó, nhựa tái sinh PP không bị kéo giãn dài ra nên thường được chế tạo thành dạng sợi. Bề ngoài trong suốt và có độ bóng cao, cho khả năng in ấn rất cao và nét in rõ. Ngoài ra, nhựa PP còn có tính chống thấm , hơi nước, dầu mỡ và một số loại khí khác.

c. Ứng dụng

– Nhựa tái sinh PP là loại vật liệu có tính dẻo được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng. Tuỳ vào bản chất mà các loại nhựa tái sinh PP sẽ được đưa vào ứng dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp. Những loại nhựa tái sinh PP thông thường sẽ được dùng để sản xuất ra các loại vật dụng thông thường. Những loại có tính năng cơ lý cao sẽ được sử dụng để sản xuất những vật dụng có chất lượng cao, chi tiết công nghiệp và điện gia dụng.

– Hạt nhựa tái sinh PP được dùng làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp ngành dệt may và ép. Chất liệu này dùng để sản xuất bao bì dệt dạng sợi đan cỡ lớn hay ép thành bàn, ghế nhựa. Những sản phẩm có nguồn gốc từ hạt nhựa tái sinh PP đều có các đặc điểm: Dai, cứng và bền bỉ. Có giá thành rẻ, tiện dụng và chất lượng đảm bảo nên loại chất liệu này cực kỳ phù hợp với xu hướng hiện đại.

2.3. Hạt nhựa tái sinh PE (Polyetylen)

a. Đặc điểm của hạt nhựa PE tái sinh

Hạt nhựa tái sinh PE còn được biết với tên gọi Polyetylen. Được tái chế từ chất thải nhựa là sản phẩm của nhựa PE như túi nylon hay màng phủ nông nghiệp. Hợp chất nhựa Polyethylene được cấu thành từ các monome etylene. Polyethylene là một loại polyme nhiệt dẻo, độ cứng thấp, không mùi và không vị. PE là một polyme bán tinh thể do đó có cả cấu trúc kết tinh và cấu trúc vô định hình.

Tuỳ thuộc vào điều kiện khi thực hiện quá trình polyme hoá (Chất xúc tác, áp suất và nhiệt độ) mà nhựa tái sinh PE được phân thành các loại phổ biến sau:

+ Nhựa tái sinh HDPE còn được gọi là PE có tỉ trọng cao.

+ Nhựa tái sinh LDPE còn gọi là PE có tỉ trọng thấp.

+ Nhựa tái sinh LLDPE là PE có tỉ trọng thấp mạch thẳng.

+ Nhựa tái sinh VLDPE là PE có tỉ trọng rất thấp.

b. Tính chất của hạt nhựa PE tái sinh

Hạt nhựa tái sinh PE là một polyme kết tinh. Mức độ kết tinh phụ thuộc vào yếu tố mật độ của mạch nhánh. Khi mạch nhánh ít thì độ kết tinh cao và ngược lại mạch nhánh nhiều thì độ kết tinh thấp. Ngoài ra, độ hoà tan của nhựa tái sinh PE phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ như sau:

+ Với nhiệt độ thường, nhựa tái sinh PE không tan ra trong bất kỳ dung môi nào. Tuy nhiên, nếu để hạt nhựa tái sinh PE tiếp xúc quá lâu với khí Hydrocabon thơm đã qua quá trình Clo hoá thì sẽ bị trương.

+ Khi tiếp xúc với nhiệt độ vượt ngưỡng trên 70˚C, nhựa tái sinh PE sẽ bắt đầu tan ít trong các loại dung môi như: Toluene, Xylen, Amin acetat, Parafin, dầu thông,…

+ Nếu trong môi trường nhiệt độ cao, nhựa tái sinh PE cũng sẽ không thể tan được trong nước, Acid acetic, Acetone, rượu béo, Ete Etylic, Glycerin, dầu lanh cũng như một số loại dầu thảo mộc khác.

c. Ứng dụng

Từ những tính chất như trên của nhựa tái sinh PE mà chúng được sử dụng để bọc dây điện, hàng hoá, các loại màng mỏng che mưa, chai lọ,… Sản xuất các loại túi xách hay thùng chứa có thể tích và độ dày khác nhau, một số loại nắp chai. Tuy nhiên, nắp chai sẽ hấp thu mùi do đó các loại chai, hộp đựng thực phẩm có nắp bằng nhựa PE cần phải được bảo quản trong môi trường không có loại chất gây mùi. Ngoài ra, nhựa tái sinh PE còn được dùng làm tấm nhựa đặc biệt chuyên dùng cho ngành công nghiệp như: Xây bồn bể, làm bàn thao tác,…

Các sản phẩm sản xuất từ hạt nhựa tái sinh PE đều có tính dẻo và dai. Có tính bền bỉ do đó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và được xem là nguồn nguyên liệu cho tương lai.

2.4. Hạt nhựa tái sinh ABS (Acrylonitrin butadien styren)

a. Đặc điểm của hạt nhựa ABS tái sinh

Hạt nhựa tái sinh ABS là loại hạt nhựa được tái chế từ những phế thải nhựa có nguồn gốc là nhựa ABS. Các loại ép phun như mũ bảo hiểm, đồ chơi, bàn phím,… Ngoài ra, nguyên liệu dùng để tái chế còn có dè xe, ống chỉ, vỏ hộp; các loại dụng cụ âm nhạc có tính chất dễ uốn, nhẹ và cứng. Với đặc tính chịu lực bền, có khả năng chống chịu va đập cao nên nhựa tái sinh ABS được sử dụng rộng rãi. Dùng trong lĩnh vực điện, điện tử (Vỏ máy Tivi, điều hoà nhiệt độ, máy tính,…), thiết bị vệ sinh,…

hạt nhựa tái sinh ABS
Hạt nhựa ABS tái sinh
b. Tính chất của hạt nhựa ABS tái sinh

– Tính chất vật lý: Độ nhớt cao và có tính bền chống chịu va đập. Bắt đầu biến dạng do nhiệt ở ngưỡng 60˚C–120˚C, có thể cháy được. Có độ bền nhiệt và độ bền chống chịu lực va đập tốt hơn nhựa tái sinh PS.

– Tính chất hoá học: Có thể bị ăn mòn bởi acid sunfuric đặc và acid nitric đặc. Có khả năng đồng trùng hợp, tuy nhiên độ kết tinh thấp.

– Tính chất cơ học: Các thành phần đồng trùng hợp sẽ quyết định tính chất của nhựa ABS tái sinh.

+ Khi hàm lượng Acronitile tăng: Độ bền kéo, modun đàn hồi và độ cứng của nhựa và độ cách điện tần số cao giảm. Gia tăng độ bền va đập, khả năng kháng nhiệt và kháng dung môi.

+ Khi hàm lượng Butadien tăng: Độ bền kéo, modun đàn hồi và độ cứng của nhựa giảm. Độ bền va đập, kháng mài mòn và độ dãn nở được gia tăng.

+ Khi hàm lượng Styren tăng: Tăng độ chảy khi gia nhiệt, cứng hơn nhưng lại giòn.

c. Ứng dụng

Những sản phẩm từ nhựa tái sinh ABS thường có tính dẻo và khả năng chịu lực va đập tốt. Chất liệu được dùng để tạo ra nhiều loại sản phẩm nhưng với cấp thấp hơn lúc đầu. Hạt nhựa tái sinh ABS được dùng để làm dạng tấm, profile đùn hay màng. Nhựa tái sinh ABS có gia cường sợi thuỷ tinh nên thích hợp cho đùn thổi.

2.5. Hạt nhựa tái sinh PVC (Polivinyl clorua)

a. Đặc điểm của hạt nhựa PVC tái sinh

Hạt nhựa tái sinh PVC được sản xuất từ ống nhựa PVC, phích cắm điện, tấm cứng hay ống dẫn đầu. Trong quá trình tái chế các hạt nhựa PVC sẽ được pha trộn với chất phụ gia. Các chất phụ gia này là chất ổn định nhiệt và một số tác nhân khác phù hợp với những tính năng riêng của từng sản phẩm. Nhờ vào việc kết hợp khi tái chế mà hạt nhựa tái sinh PVC có thêm nhiều đặc điểm ưu việt. Ví dụ như: Chống chịu va đập tốt, chống cháy, tăng độ cứng, hoá dẻo, hấp thụ tia UV, trợ gia công và bôi trơn.

b. Tính chất của hạt nhựa PVC tái sinh

Nhựa tái sinh PVC có tính bền với các loại acid không có tính oxy hoá, kiềm. Hay những loại dung môi hữu cơ không phân cực như Benzen và Toluen. Ngược lại, một số dung môi không phân cực khác như Acetone, Dioxan, Cyclonexahon, Tetrahydrofuran lại có tác dụng làm trương phồng và hoà tan nhựa tái sinh PVC.

c. Ứng dụng

Nhựa PVC tái sinh có hai loại là PVC cứng và PVC mềm. Chúng được ứng dụng vào các ngành sản xuất tạo sản phẩm phù hợp với tính chất của mình. Loại nhựa PVC cứng được dùng để sản xuất ra các loại ống dẫn trong ngành công nghiệp hoá chất; ống dẫn nước, trong kỹ thuật điện hay trong các ngành chế tạo tàu thuỷ;… Loại nhựa PVC mềm có tính nhựa hoá thường sẽ được sử dụng để tạo ra các loại sản phẩm dân dụng. Hay các loại bán thành phẩm như giày dép, túi sách,…

2.6. Hạt nhựa tái sinh EPS (Expanded Polystyrene)

a. Đặc điểm của hạt nhựa EPS tái sinh

Hạt nhựa tái sinh EPS là loại hạt nhựa Polystyrene giãn nở, có trọng lượng nhẹ. Thường được biết đến với tên gọi nút xốp. Trong thành phần của EPS có đến khoảng 90 – 95% Polystyrene. Phần còn lại chính là các chất dễ cháy như Bentan (C5H12). Với tỷ lệ đến 98% trọng lượng là khí nên EPS được xem là loại vật liệu nhẹ nhất hiện nay.

b. Tính chất của hạt nhựa EPS tái sinh

Khả năng hấp thụ xung động và chịu được lực nén hiệu quả. Nhựa EPS tái sinh có độ bền khá cao, khả năng chống lại tác động của nhiệt, ẩm mốc hay bụi bẩn rất tốt. Ngoài ra, nhựa tái sinh EPS còn có khả năng cách âm và cách nhiệt cực kỳ hiệu quả.

c. Ứng dụng

Loại nhựa này thường được sử dụng để làm bao bì để bảo vệ hàng hoá; vật liệu hay các loại thiết bị dễ trầy xước, vỡ. Sản phẩm từ nhựa EPS phù hợp để bảo vệ hàng hoá khi lưu kho hoặc trong quá trình vận chuyển. Với đặc tính cách nhiệt, cách âm và nhẹ nên được sử dụng rộng rãi để bảo quản các loại thực phẩm tươi sống như hoa quả, hải sản. Đảm bảo độ tươi mới và không bị dập nát trong quá trình vận chuyển. Các loại bao bì từ hạt nhựa tái sinh EPS được thiết kế đa dạng; đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho các loại hàng hoá và thiết bị.

III. Phân biệt hạt nhựa tái sinh và hạt nhựa nguyên sinh 

1. Về nguồn gốc, đặc điểm, tính chất và phân loại

– Hạt nhựa nguyên sinh là sản phẩm nhựa được tạo ra từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ nguyên chất; không pha lẫn tạp chất hay phụ gia. Hạt nhựa nguyên sinh chưa qua sử dụng thường sẽ có màu trắng tự nhiên. Tuỳ vào mục đích mà khi đưa vào sử dụng người ta sẽ pha thêm các hạt tạo màu cho ra màu sắc như ý muốn. Hạt nhựa nguyên sinh bao gồm các loại nhựa phổ biến: PP, PC, ABS, PS-GPPS, HIPS, POM, PA, PMMA,… Trong đó có 3 loại đặc trưng nhất là nhựa ABS, PP và PA.

– Hạt nhựa tái sinh là sản phẩm nhựa được tạo ra từ phế thải nhựa thu gom. Các loại phế thải nhựa thu gom sẽ được phân loại và tái chế theo từng quy trình riêng biệt. Phế thải nhựa sẽ được nghiền nhỏ rồi tiến hành rửa sạch và làm khô, sau đó đem nung chảy. Hỗn hợp nhựa sau khi nung sẽ được chuyển sang máy đùn mà ép chuyển thành dạng sợi hoặc dạng hạt. Hạt nhựa tái sinh bao gồm các loại nhựa: HDPE, PP, PE, ABS, PVC…

2. Về ứng dụng

– Hạt nhựa nguyên sinh: Với đặc tính mềm, dẻo, có độ đàn hồi cao, chịu được áp lực và cong vênh. Các sản phẩm từ nhựa nguyên sinh đều có độ thẩm mỹ cao với màu sắc tươi sáng và bề mặt bóng mịn. Hạt nhựa nguyên sinh được sử dụng để sản xuất các loại mặt hàng đòi hỏi an toàn và kỹ thuật cao như linh kiện máy bay, các loại thiết bị y tế, ô tô,… hay những sản phẩm có giá trị cao.

– Hạt nhựa tái sinh: Có giá thành rẻ hơn so với nhựa nguyên sinh. Do đó, hạt nhựa tái sinh được sử dụng làm nguyên vật liệu phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp, xây dựng, môi trường,… hay những sản phẩm có giá trị thấp.

IV. Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh ở Việt Nam 

1. Phương pháp tái chế nhựa phế thải tạo hạt nhựa tái sinh điển hình 

Quy trình tái chế lại phế thải nhựa gồm 4 giai đoạn chính yếu.

Giai đoạn 1: Tiến hành phân loại phế thải nhựa thu gom

Công đoạn này thường sẽ được tiến hành thủ công. Để có thể phân loại và làm sạch từng loại phế thải nhựa riêng biệt như: PE, PP, PVC, PS,… Tuỳ thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất họ sẽ phân phối mà mức độ phân loại ở mỗi nơi sẽ khác nhau. Phế liệu nhựa sẽ được phân loại ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tái chế; theo màu sắc, theo loại,… Công nhân tiến hành phân loại phế thải nhựa thủ công chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Do tiền công thấp nhưng lại cần nhiều lao động.

Hạt nhựa tái sinh
Quy trình phân loại rác thải nhựa trong nhà máy

Giai đoạn 2: Xay bằm nhỏ và phơi khô phế thải nhựa

Sau khi được phân loại và làm sạch chúng sẽ được đưa vào máy xay để tiến hành xay nhỏ. Rồi đưa vào bể nước để ngâm và sửa sạch các loại chất bẩn. Sau đó, chúng được đem đi phơi khô trên những bãi đất trống. Rồi tiến hành đóng bao và vận chuyển đến những cơ sở tạo hạt để tiếp tục quy trình.

Giai đoạn 3: Tiến hành tạo hạt và ó keo

Đến giai đoạn này, những mẫu nhựa phế liệu sẽ được đưa đi xay nhuyễn. Và tiến hành pha màu theo như yêu cầu sản xuất. Sau đó, những mẫu nhựa này sẽ được đun đến nóng chảy trong một ống dài. Sau đó, chúng được trục ép đẩy qua tấm lưới tạo thành những sợi nhựa thưa; có đường kính từ 0.3 – 0.4 cm. Tiếp theo, những sợi nhựa này được dẫn trực tiếp qua bể nước lạnh để làm đông cứng sợi nhựa. Cuối cùng, các sợi nhựa sẽ được cắt ra thành những hạt nhựa nhỏ để dễ dàng vận chuyển. Tuỳ vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà hạt nhựa sẽ được pha thêm màu sắc phù hợp.

Giai đoạn 4: Sản xuất sản phẩm mới 

Các loại hạt nhựa tái sinh sau khi được tạo thành sẽ được vận chuyển đến những cơ sở sản xuất tạo thành sản phẩm. Tuỳ vào loại sản phẩm được sản xuất ra mà sẽ có những loại máy móc, thiết bị khác nhau.

2. Quy trình công nghệ tái chế bao nylon tạo hạt nhựa tái sinh 

a. Phân loại bao nylon thu gom từ rác thải sinh hoạt:

Tương tự như phương pháp tái chế nhựa phế thải, đây là công đoạn được tiến hành thủ công là chủ yếu. Công nhân sẽ trực tiếp phân loại các loại chất thải vô cơ và hữu cơ bằng tay. Trong chất thải vô cơ sẽ lại phân lại những loại chất thải có thể tái chế và bao nylon là một trong số đó.

b. Giai đoạn ủ tự nhiên:

Ở giai đoạn này, người ta sẽ làm giảm hàm lượng dầu bám trên các bao nylon hay các chất hữu cơ còn sót lại. Quá trình này chủ yếu dựa vào những loại vi sinh vật sẵn có trong các chất bẩn bám trên bao nylon trong suốt quá trình sử dụng. Thời gian ủ của giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Đến khi hàm lượng dầu và chất hữu cơ bám trên bao nylon giảm xuống còn 65 – 70% thì có thể tiến hành đưa vào sản xuất. Giai đoạn này sẽ phát sinh ra mùi hôi thối do quá trình phân các chất hữu cơ bám trên bao nylon.

c. Giai đoạn bằm và rửa sạch:

Nylon sau khi đã được ủ tự nhiên sẽ được chuyển đến công đoạn bằm và rửa. Tiến hành làm sạch chất bẩn còn bám dính trên nylon. Trước khi bằm, bao nylon sẽ được đưa vào máy giũ giũ sạch các loại chất hữu cơ còn sót lại. Để giảm lượng hoá chất và nước trong giai đoạn rửa. Sau đó, chúng sẽ được đưa vào máy bằm và bằm thành những miếng nhỏ từ 4 – 5cm2. Để thuận tiện cho giai đoạn tiếp theo là rửa.

Đến giai đoạn rửa, hỗn hợp sẽ được thêm vào hoá chất tẩy rửa. Nhằm tăng khả năng loại bỏ đi các chất bẩn bám dính trên nylon. Giai đoạn này sẽ tiêu tốn một lượng lớn nước thải với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ và chất tẩy rửa. Tuy nhiên, để hạn chế lượng nước thải phát sinh trong quá trình tái chế; nhiều nhà máy đã tiến hành xử lý sơ bộ và tiến hành tuần hoàn tái sử dụng lượng nước này.

d. Giai đoạn phơi khô:

Sau khi đã được rửa sạch bao nylon sẽ được phơi khô ở các sân phơi. Với phương pháp hiện nay, giai đoạn này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng thời tiết. Do đó, khi thời tiết thay đổi sẽ tác động đến những công đoạn sản xuất tiếp theo nếu như không có kế hoạch dự trữ hợp lý.

e. Giai đoạn giũ:

Công đoạn này có mục đích giũ bỏ các loại bụi bẩn hay cát bám trên bao nylon trong suốt quá trình phơi khô. Nếu thay công đoạn phơi khô bằng phương pháp sấy có thể trực tiếp loại bỏ công đoạn này.

f. Giai đoạn nghiền nhỏ:

Những mẫu nylon sau khi giũ bỏ các loại bụi bẩn sẽ được tiến hành nghiền nhỏ thêm một lần nữa trước khi đưa vào máy đùn.

g. Giai đoạn đùn:

Nylon sau khi đã được nghiền nhỏ lần cuối sẽ được tiến hành đưa vào máy đùn hai cấp. Ở đây, nylon sẽ được nung chảy đùn ép thành sợi và tiến hành làm nguội. Đây là giai đoạn gia nhiệt làm nóng chảy nylon. Do đó sẽ sản sinh ra lượng nhỏ khói và mùi. Đặc biệt, nước dùng để làm nguội trong quá trình này không cần xử lý lại. Có thể tiến hành làm nguội và đưa vào tuần hoàn tái sử dụng lại.

h. Giai đoạn cắt hạt: Sau khi xong giai đoạn đùn thành dạng sợi. Những sợi này sẽ được đưa qua máy cắt hạt và cắt thành những hạt nhỏ đều nhau.

i. Giai đoạn đóng gói:

Hạt nhựa tái sinh thành phẩm sau khi cắt sẽ được cân ký và đem đi đóng bao. Sau đó, tiến hành mang đi phân phối ra ngoài thị trường. Với công nghệ sản xuất hiện tại, để có được 3 tấn hạt nhựa tái sinh thành phẩm cần đến 10 tấn bao nylon phế liệu. Đồng nghĩa với tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất rơi vào khoảng 65 – 67%. Hiện nay, những loại hạt nhựa tái sinh từ bao nylon được dùng rộng rãi. Dùng trong các ngành sản xuất bao nhựa tái sinh, ống nước đen. Pha trộn thêm vào trong quá trình sản xuất các loại ống nhựa khác hay một số sản phẩm nhựa có chất lượng thấp.

3. Đặc điểm ngành sản xuất hạt nhựa tái sinh 

– Hạt nhựa tái sinh sản xuất từ phế thải nhựa nguyên sinh có giá thành rẻ. Do đó, chúng được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt đời sống thường ngày. Tuy nhiên, độ tinh khiết của loại nguyên liệu này thấp hơn nguyên liệu nhựa nguyên sinh. Do chúng phải trải qua quá trình tái chế nhiều lần.

– Việc sản xuất nguyên liệu hạt nhựa tái sinh không hề đơn giản. Bởi màu mực chứa các loại tạp chất khó hay thậm chí là không thể tái chế lại. Những loại chất gây nhiễm bẩn có thể là các kim loại nặng do nhựa phân huỷ ra hoặc dược chất. Những nhà máy tái sinh cần phải chọn lọc và loại bỏ tạp chất kỹ càng để không làm bẩn sản phẩm là nhựa tái sinh.

– Tái chế rác thải nhựa mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. Đồng thời cũng góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên sản xuất. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng có thể dùng nhựa tái sinh để sản xuất. Và nhu cầu đối với nguồn vật liệu là nhựa nguyên sinh cũng không thể giảm nhiều. Ví dụ như những ngành có yêu cầu khắt khe đối với độ tinh khiết của sản phẩm như y tế, thực phẩm,…

– Những sản phẩm được sản xuất từ nhựa nguyên sinh sẽ được thu gom; tiến hành phân loại, loại bỏ tạp chất và giữ lại phần nhựa có thể tái chế. Sau đó, chúng sẽ được cắt nhỏ để đem đi tẩy rửa chất bẩn, tạp chất; rồi tiến hành nung chảy và cắt nhỏ thành hạt nhựa tái sinh.

– Các đơn vị thu mua phế liệu và bán lại cho những nhà máy tái sinh để sản xuất. Nhựa nguyên sinh sẽ được tái chế thành loại sản phẩm mới. Nhưng có mục đích sử dụng khác với sản phẩm ban đầu.

– Nhà sản xuất mua hạt nhựa tái sinh để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau. Ví dụ như: Hạt nhựa kéo sợi dùng để sản xuất các loại sản phẩm như thảm giả gỗ trong công nghiệp; vải len nhân tạo, ngói, gạch hay tấm lót trong xây dựng.

V. Top 3 hạt nhựa tái sinh bán chạy nhất 2020 và lợi ích khi sử dụng 

1. Top 3 sản phẩm bán chạy nhất nửa đầu năm 2020

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại hạt nhựa tái sinh khác nhau. Với những mẫu mã và chất lượng riêng biệt. Tuy nhiên, có 3 loại hạt nhựa được khách hàng tin tưởng và sử dụng nhiều nhất. Chính vì thế mà chúng đã trở thành 3 mẫu hạt nhựa tái sinh được bán chạy nhất trên thị trường nửa đầu năm 2020.

– Hạt nhựa tái sinh HDPE: Loại hạt nhựa này được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại sản phẩm môi trường. Có thể kể đến như túi, bao bì, thùng rác, can nhựa, đồ gia dụng;… Ngoài ra, tuỳ vào màu sắc mà chúng sẽ được dùng để sản xuất các loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ như: Các màu đỏ, xanh lá, xanh dương được dùng để thổi túi nylon; màu đen và màu trắng sữa được dùng để sản xuất đồ dùng: dây ghế, lưỡi trai của mũ, bao nylon;… Các sản phẩm được sản xuất từ HDPE đều có những đặc tính chung. Đó là: Bền bỉ, có khả năng chịu lực và va đập; không bạc màu hay rò rỉ, oxy hoá hay kiềm hoá; khả năng chịu nhiệt tốt.

hạt nhựa tái sinh
Top 3 sản phẩm hạt nhựa tái sinh bán chạy nhất năm 2020

– Hạt nhựa tái sinh PP: Là nguyên vật liệu không thể thiếu trong ngành sản xuất dệt, may và ép. Dùng để sản xuất ra các loại bao bì dệt có dạng sợi đan cỡ lớn hay ép thành bàn; ghế nhựa;… Sản phẩm của loại nhựa tái chế này mang các đặc điểm nổi bật là dai, cứng và cực kỳ bền. Bên cạnh đó, hạt nhựa tái sinh PP không chỉ có chất lượng mà còn có giá thành khá rẻ; lại rất tiện dụng phù hợp với xu hướng hiện đại ngày nay. Do đó, nhựa tái sinh PP nằm trong top 3 sản phẩm hạt nhựa bán chạy nhất nửa đầu năm 2020 là điều dễ hiểu.

– Hạt nhựa tái sinh PE: Là loại chất liệu bền bỉ, có tính dẻo và dai. Được đưa vào sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Nhựa tái sinh PE còn được xem là nguồn tài nguyên, nguyên liệu cho tương lai.

2. Những lợi ích khi sử dụng sản phẩm từ nhựa tái sinh 

– Hạt nhựa tái sinh cung cấp nguồn nguyên liệu bền vững cho các ngành sản xuất công nghiệp. Sau khi được tái chế, chúng được vận chuyển đến các cơ sở sản xuất để tiến hành quá trình tái sản xuất và tạo thành sản phẩm mới tuỳ vào mục đích sử dụng.

– Quá trình sản xuất nhựa nguyên sinh tiêu tốn đến 8% lượng dầu khai thác trên thế giới. Trong đó, có 4% làm nguyên liệu và 4% phục vụ quá trình sản xuất. Do đó, việc tái chế rác thải nhựa nằm trong những biện pháp giúp giảm thiểu nhiên liệu hữu hiệu. Tiết kiệm năng lượng hơn việc sản xuất sản phẩm nhựa mới từ nhựa nguyên sinh. Nhờ việc giảm bớt các công đoạn khai thác, chế biến, vận chuyển,…

– Sử dụng những sản phẩm sản xuất từ nhựa tái chế là phương pháp thân thiện với môi trường. Giảm thiểu lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm năng lượng. Từ đó, góp phần giảm lượng khí thải ra môi trường. Khối lượng chất thải đổ về các bãi chôn lấp cũng được hạn chế. Giảm thiểu sự phát xạ từ các khí độc CO2, SO2 và NO. Theo như số liệu báo cáo thống kê rằng hoạt động tái chế và sử dụng sản phẩm từ nhựa tái chế góp phần giảm đến 18 triệu tấn khí mỗi năm. Đồng thời cũng giảm 90% lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất.

Tóm lại, tái chế và sử dụng những sản phẩm từ nhựa tái chế là một phương pháp hữu hiệu; nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Đồng thời giảm thiểu lượng chất thải và khí thải độc hại ra môi trường. Góp phần bảo vệ nguồn thực phẩm, các loài sinh vật và môi trường sinh thái trên Trái Đất.

VI. Giá hạt nhựa tái sinh và địa chỉ mua hàng uy tín tại TP. HCM

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nhà sản xuất nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh. Ở nước ta phần lớn chỉ tái chế được nhựa nguyên sinh. Các loại nhựa nguyên sinh đều được nhập khẩu kể cả những mã nhựa trong nước đã sản xuất được. Ở Việt Nam, gần như các loại sản phẩm hạt nhựa tái sinh đều được sản xuất từ các loại phế thải nhựa nguyên sinh nhập khẩu. Do đó, giá thành sản phẩm tại Việt Nam có phần nhỉnh hơn so với các loại nhựa tái sinh trên thị trường thế giới.

Vậy đâu là nhà phân phối nhựa tái sinh uy tín ở TP. HCM? Công ty TNHH SX hạt nhựa Tân Hưng chuyên cung cấp các loại hạt nhựa tái sinh chất lượng. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được mua hàng với giá cạnh trạnh nhất trên thị trường hiện nay.

Bài viết trên đây đã khái quát thông tin về loại nguyên vật liệu mới là hạt nhựa tái sinh. Hạt nhựa Tân Hưng mong rằng bạn đã có thể hiểu hơn về loại nguyên vật liệu này. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và nhận bẳng giá sản phẩm mới nhất hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline dưới đây, bạn cũng có thể gửi mail hoặc truy cập vào trang website www.hatnhuatanhung.vn.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH SX HẠT NHỰA TÂN HƯNG

Địa chỉ: Số 166/1/19 QL 22, Khu phố 4, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP. HCM

Email liên hệ: [email protected]

Hotline liên hệ nhựa Tân Hưng
Hotline hỗ trợ tư vấn và chăm sóc khách hàng 24/7

Bài viết có nội dung liên quan:

– Hạt nhựa tái sinh HDPE là gì? Bảng giá hạt nhựa tái sinh mới nhất

Hạt nhựa tái sinh PC là gì? Những điều cần biết về loại hạt nhựa này

– Nhựa tái sinh và nhựa nguyên sinh khác nhau như thế nào?

Từ khoá tìm kiếm liên quan “Hạt nhựa tái sinh”:

– Bán Hạt nhựa tái sinh tại Hà Nội

– Bán hạt nhựa tái sinh ở TP. HCM

– Hạt nhựa tái sinh PP

– Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh

– Hạt nhựa tái sinh PE

– Hạt nhựa tái sinh là gì

– Cơ Sở sản xuất hạt nhựa tái sinh

– Hạt nhựa tái sinh HDPE

– Bảo giá hạt nhựa tái sinh PE

Team hatnhuatanhung – Kiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tdtc Call Now Button

Chat Zalo