Tăng trưởng kinh tế, thay đổi mô hình tiêu thụ và sản xuất dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng chất thải nhựa trên toàn thế giới. Ở châu Á – Thái Bình Dương hay nhiều khu vực đang phát triển khác; lượng nhựa tiêu thụ đã gia tăng đáng kể so với mức trung bình của thế giới. Do tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng. Mức tiêu thụ vật liệu nhựa hàng năm trên thế giới đã tăng vọt.
Từ khoảng 5 triệu tấn trong những năm 1950 lên đến khoảng 300 triệu tấn như hiện nay. Như vậy, lượng nhựa được sản xuất hiện nay đã tăng 60 lần so với 70 năm trước đây. Điều này một mặt cho thấy nhiều nguồn lực hơn đang được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về nhựa ngày càng gia tăng. Trong đó, để giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra ngoài môi trường tự nhiên, con người đã tái chế lại một phần rác thải nhựa này tạo ra loại nguyên vật liệu mới gọi là hạt nhựa tái sinh.
Hiện nay, các loại sản phẩm có nguồn gốc từ hạt nhựa tái sinh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng. Trên thị trường hiện đang phân phối nhiều loại hạt nhựa tái sinh khác nhau. Có thể kể đến như hạt nhựa tái sinh HDPE, ABS, PP, PVC,… Các loại hạt nhựa này được sử dụng phổ biến trong sản xuất, các ngành công nghiệp. Do đó, sản phẩm từ các loại nhựa tái cũng ngày càng được đa dạng hoá để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về loại hạt nhựa tái sinh HDPE. Vậy hạt nhựa tái sinh HDPE là gì? Hiện nay, trên thị trường giá hạt nhựa HDPE tái sinh là bao nhiêu? Dòng sản phẩm hạt nhựa tái sinh này có những đặc điểm gì? Hãy cùng Hạt nhựa Tân Hưng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
I. Hạt nhựa tái sinh HDPE
1. Hạt nhựa tái sinh HDPE là gì?
Hạt nhựa tái sinh HDPE có tên đầy đủ là High Density Popyethylene. Sản phẩm tạo ra từ quá trình trùng phân từ Etylen tỷ trọng cao trong môi trường áp suất thấp. Kết hợp với các loại chất xúc tác như Crom, Silloc Catalyts,… Được tái chế từ các loại rác thải nhựa thu gom có chất liệu là HDPE nguyên sinh hoặc chính nó. Ví dụ như can nhựa, bao bì, đồ gia dụng các loại, ống dẫn hơi nóng, ống dẫn chuyên dụng cho ngành bưu điện cáp quang, ống thoát nước,… Các sản phẩm sản xuất từ nhựa tái sinh HDPE đều có tuổi thọ cao, không bị gỉ hay bị ăn mòn bởi các loại acid và muối.
Dòng vật liệu này có màu sắc phổ biến nhất là trắng, trong suốt và hơi có ánh mờ. Các màu sắc khác có thể kể đến như đỏ, đen, vàng, trắng, trắng trong, trắng sữa, xanh lá, xanh dương,… Hạt nhựa HDPE tái sinh thường được dùng để sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường như thùng rác, đồ gia dụng, bao bì nhựa, can nhựa,… Trong đó, hai màu trắng sữa và đen thường được sử dụng trong sản xuất các loại vật dụng. Ví như dây ghế, bao nylon, lưỡi trai của mũ,… Màu vàng và màu đỏ của hạt nhựa tái sinh HDPE kết hợp với nhau tạo thành ống ruột gà. Những màu còn lại sẽ được dùng để thổi túi nylon như xanh dương, xanh lá, đỏ,…
2. Thông số kỹ thuật của nhựa HDPE tái sinh
Có nhiều loại nhựa HDPE tái sinh khác nhau. Chúng cũng được sử dụng với những mục đích sản xuất khác nhau. Ví dụ như ép đùn, kéo sợi hay thổi màng. Trong bài viết này, hạt nhựa Tân Hưng sẽ lựa chọn một trong số những loại nhựa HDPE được sử dụng phổ biến để đưa ra các thông số kỹ thuật cho bạn đọc tham khảo. Dưới đây là thông số kỹ thuật của nhựa HDPE HDI0661U1.
– Tỷ lệ nóng chảy (190°C/2,16 kg) của nhựa HDPE là 6,20 g/10 min. Phương pháp thử nghiệm tỷ lệ nóng chảy là ASTM D1238.
– Tỷ trọng của HDPE 0,961 g/cm3. Phương pháp thử nghiệm tỷ trọng của HDPE là ASTM D792.
– Sức căng bề mặt là 33,6 MPa. Phương pháp thử ngiệm sức căng bề mặt là ASTM D638.
– Độ bền kéo là 24,4 MPa. Phương pháp thử nghiệm độ bền kéo của nhựa HDPE là ASTM D638.
– Độ uốn dẻo: 1810 MPa. Phương pháp thử nghiệm độ uốn dẻo là ASTM D790.
– Khả năng chịu tác động lực là 4,7 kJ/m2. Phương pháp thử nghiệm khả năng chịu tác động lực là ISO 180/A.
– Nhiệt độ biến dạng của nhựa HDPE là 79˚C. Phương pháp thử nghiệm nhiệt độ biến dạng của nhựa HDPE là ASTM D648.
3. Tính chất của hạt nhựa tái sinh HDPE
Hạt nhựa tái sinh HDPE có những đặc tính nổi bật như sau:
– Đặc tính quan trọng và quý báu nhất của HDPE là độ bền cực cao, chịu được sự phá hủy của các dung dịch chất lỏng. Ví dụ như axit đậm đặc, kiềm, muối, mưa axit,…
– Không dẫn điện, dẫn nhiệt. Không cho không khí và nước thấm qua bề mặt.
– Bề mặt láng bóng và có tính mềm dẻo.
– Ngoài ra, nhựa tái sinh HDPE còn có thể chịu được được nhiệt độ và tia cực tím từ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
– HDPE tái sinh có tính chịu nhiệt tốt: HDPE vẫn không bị thay đổi áp lực so với các loại ống khác ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới mức – 40˚C. Loại nhựa này cũng có khả năng chống lửa rất tốt khi chỉ bắt cháy ở nhiệt độ 327˚C. Các loại ống nhựa HDPE tái sinh còn có thể uốn dẻo thành nhiều hình dạng. Đồng thời, chúng cũng ít chịu tác động của ngoại lực.
4. Ứng dụng của hạt nhựa HDPE tái sinh
Hạt nhựa HDPE là loại hạt nhựa kỹ thuật được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt đời sống thường ngày.
– Là nguyên liệu sản xuất các loại đồ dùng gia đình: Thớt, tấm lót sàn, kệ đựng chén dĩa,…
– Đay là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các loại ống dẫn nước trong mô hình hệ thống canh tác rau thuỷ canh nông nghiệp.
– Ứng dụng trong xuất một số loại chai nhựa, hộp nhựa. Là nguyên liệu trong phương pháp thổi nhiệt để sản xuất các loại chai nhựa và hộp nhựa. Các loại chai, hộp nhựa này đều có thể được tái chế, tái sử dụng dễ dàng. Là nguyên liệu tuyệt vời cho các sản phẩm sử dụng một lần.
– Sản xuất đồ chơi cho trẻ em. Với tính chất không độc hại và khả năng chống tia cực tím nên nhựa HDPE được dùng để sản xuấ đồ chơi. Các loại đồ chơi từ nhựa HDPE vẫn giữ được khả năng chống lại các tác động gây hại từ tia cực tím. Đồng thời cũng rất an toàn cho trẻ em.
– Làm nguyên liệu trong ngành sản xuất thùng chứa, bể chứa các loại hoá chất công nghiệp. Một sản phẩm hoá chất phổ biến như: Các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, dầu gội, dầu xả, bột giặt, sữa tắm, chất chống đông,… Những loại sản phẩm này đều không tác động được đến kết cấu nhựa HDPE. Vì vậy, nhựa HDPE thường được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại túi, thùng hay bể chứa các loại sản phẩm trên.
– Ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ống nhựa. Do có khả năng chống lại tia cực tím tốt nên ống nhựa HDPE thường được dùng trong các hệ thống tưới tiêu, vận chuyển nước ngoài trời. Từ đó, hạn chế việc đường ống bị nứt hay bể do tiếp xúc với các tác động từ môi trường thời tiết trong thời gian dài.
5. Ưu điểm và nhược điểm của nhựa HDPE tái sinh
a. Ưu điểm của nhựa tái sinh HDPE
– Nhựa HDPE có trọng lượng nhẹ nhưng lại có khả năng chịu được trọng lượng lớn. Đây là lý do vì sao mà các nhà sản xuất ô tô thường sử dụng loại thùng chứa nhiên liệu sản xuất từ nhựa HDPE. Nhằm mục đích làm giảm trọng lượng của xe và gia tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu cho xe.
– Có khả năng chống chịu va đập tốt.
– Có độ bền cao và khả năng chống chịu được sự thay đổi của thời tiết.
– Có khả năng chống ăn mòn, nấm mốc, các loài côn trùng và gặm nhấm phá hoại. Do đó, loại nhựa này cực kỳ phù hợp để làm đường ống nhựa ngầm vận chuyển và cung cấp nước.
– Có thể dễ dàng tạo ra nhiều hình dạng khác nhau do có độ linh hoạt cao. Bao hàm khả năng chung của tất cả các loại nhựa đó là tính dễ uốn dẻo.
– Các loại nhựa phế thải có thể được tái chế và sử dụng lại một cách dễ dàng. Nhờ đó góp phần làm giảm sản lượng sản xuất sản phẩm nhựa mới lên tới 50%.
b. Nhược điểm của nhựa tái sinh HDPE
– Bề mặt của nhựa HDPE có tính khó liên kết và kết dính.
– Khi nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ tác động làm bề mặt nhựa có sự giãn nở lớn.
– Nếu trong môi trường nhiệt độ thay đổi đột ngột, bất thường có thể dẫn tới tình trạng nứt bề mặt nhựa.
– Trong thành phần nhựa tái sinh HDPE không có hợp chất chống cháy. Do đó, khi gặp lửa sẽ dễ dàng bị cháy.
II. Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh HDPE
Hạt nhựa tái sinh HDPE được tiến hành sản xuất từ nguồn nguyên liệu là phế liệu nhựa sạch. Phế liệu này gồm có các màu xanh dương, màu đỏ, màu xanh lá cây, màu vàng và màu đen. Nguồn phế liệu này đã trải quá quá trình chọn lọc, phân loại kỹ lưỡng, làm sạch và sấy khô trước khi đưa tiến hành tạo hạt.
Quy trình sản xuất theo mô hình hiện đại và khép kín. Các vấn đề về môi trường và chất lượng sản phẩm được ưu tiên hàng đầu. Đội ngũ kỹ thuật và công nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đáp ứng được mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật, số lượng, chất lượng và giá cả của khách hàng. Nhựa HDPE tái sinh được sản xuất từ các sản phẩm nhựa nguyên sinh HDPE tái chế đã qua sử dụng. Ví dụ như một số loại ống, bao bì nhựa hay các loại sản phẩm nhựa gia dụng. Rác thải nhựa sau khi thu gom được tiến hành phân loại, bằm nhỏ, giặt sạch và sấy khô sẽ được cho vào máy tạo hạt.
1. Tổng quát quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh HDPE
Quy trình tái chế rác thải nhựa sản xuất ra thành phẩm là hạt nhựa tái sinh HDPE gồm có 4 giai đoạn chính yếu.
Giai đoạn 1: Phân loại phế thải nhựa thu gom
Công đoạn này thường sẽ được tiến hành thủ công để có thể phân loại và làm sạch từng loại phế thải nhựa riêng biệt như: HDPE, PP, PVC, PS,… Tuy nhiên, mức độ phân loại rác thải nhựa ở mỗi nơi sẽ khác nhau. Tuỳ thuộc vào các yêu cầu của nhà sản xuất mà nhà máy sẽ phân phối. Nhựa phế liệu sẽ được tiến hành phân loại ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tái chế. Chúng sẽ được phân loại theo tiêu chí màu sắc, nguồn gốc, theo loại,… Mức tiền công thấp nhưng lại cần nhiều nhân công nên công nhân thực hiện công đoạn này chủ yếu vẫn là phụ nữ và trẻ em.
Giai đoạn 2: Xay bằm nhỏ và phơi khô phế thải nhựa
Phế thải nhựa nguyên sinh HDPE sau khi được phân loại và làm sạch sẽ được đưa vào máy xay để tiến hành xay nhỏ. Tiếp đó chúng được chuyển vào bể nước để ngâm và sửa sạch các loại chất bẩn bám trên bề mặt. Sau đó, các mẫu nhựa sẽ được đem đi phơi khô trên những bãi đất trống. Tiếp đến là tiến hành đóng bao và vận chuyển chúng đến các cơ sở tạo hạt để tiếp tục quy trình.
Giai đoạn 3: Tiến hành tạo hạt và ó keo
Đến giai đoạn này, những mẫu nhựa phế liệu HDPE sẽ được đưa đi xay nhuyễn và pha màu theo như yêu cầu sản xuất. Sau đó, những mẫu nhựa này sẽ được đun đến nóng chảy trong một ống dài và được trục ép đẩy qua tấm lưới. Chúng tạo thành những sợi nhựa thưa với đường kính khoảng từ 0.3 – 0.4 cm. Tiếp theo, những sợi nhựa này được dẫn trực tiếp qua bể nước lạnh để làm đông cứng sợi nhựa. Cuối cùng, những sợi nhựa này sẽ được đem đi cắt ra thành những hạt nhựa nhỏ. Từ đó, quá trình vận chuyển trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuỳ vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà hạt nhựa tái sinh HDPE sẽ được pha thêm màu sắc phù hợp.
Giai đoạn 4: Sản xuất sản phẩm mới
Hạt nhựa HDPE tái sinh sau khi được tạo thành sẽ được vận chuyển đến những cơ sở sản xuất tạo thành sản phẩm. Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm được sản xuất ra mà sẽ có những loại máy móc, thiết bị khác nhau.
2. Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh HDPE từ túi nhựa
Công nghệ tái chế các loại túi nhựa tạo hạt nhựa HDPE tái sinh bao gồm các bước dưới đây.
Bước 1: Tiến hành phân loại túi nhựa được thu gom từ rác thải sinh hoạt
Tương tự như phương pháp tái trên, đây là công đoạn được tiến hành thủ công là chủ yếu. Các loại chất thải vô cơ và hữu cơ sẽ được công nhân tiến hành phân loại trực tiếp bằng tay. Trong chất thải vô cơ sẽ lại phân lại những loại chất thải có thể tái chế, trong đó có túi nhựa.
Bước 2: Tiến hành công đoạn ủ tự nhiên
Ở giai đoạn này, người ta sẽ làm giảm hàm lượng dầu bám trên các túi nhựa hay các chất hữu cơ còn sót lại. Quá trình này chủ yếu dựa vào những loại vi sinh vật sẵn có trong các chất bẩn bám trên túi trong suốt quá trình sử dụng. Thời gian tiến hành ủ trong giai đoạn này có thể kéo dài khoảng từ 10 đến 15 ngày. Đến khi hàm lượng dầu và chất hữu cơ bám trên các túi nhựa giảm xuống còn 65 – 70% thì có thể tiến hành đưa vào sản xuất. Giai đoạn này sẽ phát sinh ra mùi hôi thối do quá trình phân các chất hữu cơ bám trên túi nhựa.
Bước 3: Tiến hành công đoạn bằm và rửa sạch
Túi nhựa đã qua quá trình ủ tự nhiên sẽ được tiếp tục chuyển đến công đoạn bằm và rửa. Công đoạn này được tiến hành để làm sạch các loại chất bẩn còn bám dính trên túi. Trước khi bằm, các túi nhựa sẽ được đưa vào máy giũ để giũ sạch các loại chất hữu cơ còn sót lại. Nhằm mục đích giảm thiểu lượng hoá chất và nước thải trong giai đoạn rửa. Sau đó, chúng sẽ được đưa vào máy bằm và bằm thành những miếng nhỏ để thuận tiện cho giai đoạn tiếp theo là rửa.
Đến giai đoạn rửa, hỗn hợp sẽ được thêm vào hoá chất tẩy rửa nhằm tăng khả năng loại bỏ đi các chất bẩn bám dính trên túi nhựa. Giai đoạn này sẽ tiêu tốn một lượng lớn nước thải với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ và chất tẩy rửa. Tuy nhiên, để hạn chế lượng nước thải phát sinh nhiều; các nhà máy đã tiến hành xử lý sơ bộ và tiến hành tuần hoàn tái sử dụng lượng nước này.
Bước 4: Tiến hành công đoạn phơi khô
Sau khi đã được rửa sạch túi nhựa sẽ được phơi khô ở các sân phơi. Với phương pháp như hiện nay thì giai đoạn này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng thời tiết. Do đó, một khi thời tiết thay đổi sẽ tác động đến những công đoạn sản xuất tiếp theo nếu như không có kế hoạch dự trữ hợp lý.
Bước 5: Tiến hành công đoạn giũ
Công đoạn này có mục đích giũ bỏ các loại bụi bẩn hay cát bám trên các loại túi nhựa trong suốt quá trình phơi khô. Có thể loại bỏ trực tiếp công đoạn này nếu thay công đoạn phơi khô bằng phương pháp sấy.
Bước 6: Tiến hành công đoạn nghiền nhỏ. Những mẫu túi nhựa sau khi giũ bỏ các loại bụi bẩn sẽ được tiến hành nghiền nhỏ thêm một lần nữa trước khi đưa vào máy đùn.
Bước 7: Tiến hành công đoạn đùn
Túi nhựa sau khi đã được nghiền nhỏ lần cuối sẽ được tiến hành đưa vào máy đùn hai cấp. Ở đây, các túi nhựa sẽ được nung chảy đùn ép thành sợi và tiến hành làm nguội. Đây là giai đoạn gia nhiệt làm nóng chảy túi nhựa do đó sẽ sản sinh ra lượng nhỏ khói và mùi. Đặc biệt, nước dùng để làm nguội trong quá trình này không cần xử lý lại mà có thể làm nguội và đưa vào tuần hoàn tái sử dụng lại.
Bước 8: Tiến hành công đoạn cắt hạt. Sau khi kết thúc giai đoạn đùn nhựa thành dạng sợi, những sợi nhựa này sẽ được chuyển qua máy cắt hạt. Cuối cùng tiến hành cắt sợi nhựa thành những hạt nhỏ đều nhau.
Bước 9: Tiến hành công đoạn đóng gói sản phẩm:
Hạt nhựa tái sinh HDPE thành phẩm sau khi cắt sẽ được cân ký đem đi đóng bao và tiến hành mang đi phân phối ra ngoài thị trường. Với công nghệ sản xuất hiện tại để có được 3 tấn hạt nhựa HDPE tái sinh thành phẩm cần đến 10 tấn túi nhựa phế liệu. Đồng nghĩa với tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất rơi vào khoảng tầm từ 65 – 67%. Hiện nay, những loại hạt nhựa tái sinh HDPE từ túi nhựa được dùng để sản xuất các loại bao bì nhựa HDPE tái sinh, ống nước đen. Hay trong quá trình sản xuất các loại ống nhựa khác hay một số sản phẩm nhựa có chất lượng thấp chúng sẽ được pha trộn thêm vào trong.
III. Ứng dụng của hạt nhựa tái sinh HDPE
Trong các loại hạt nhựa tái sinh thì HDPE mà một trong những hạt có nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt là đặc tính bền, dẻo, dễ dàng tạo hình sản phẩm; khả năng chịu nhiệt tốt (từ – 40˚C đến 90˚C); chống ẩm hiệu quả và kháng hóa rất tốt. Thông thường loại nhựa này được dùng để sản xuất làm bao bì vì có giá thành khá thấp. Ngoài ra, nhựa tái sinh HDPE còn có khả năng tái chế 100%.
Ứng dụng phổ biến nhất của nhựa HDPE tái sinh là sản xuất chai nhựa. Có đặc tính bền, chịu lực và khả năng tái chế cao nên nhựa tái sinh HDPE được xem là nguyên liệu lý tưởng để sản xuất các loại chai, thùng. Đặc biệt là các loại thùng chứa thuốc trừ sâu hoặc vật liệu nguy hiểm. Bên cạnh có, HDPE tái sinh còn được dùng để sản xuất các vật dụng trong nhà như tủ nhựa, vách ngăn phòng tắm,… Do có khả năng chống ẩm và tính chịu nhiệt vượt trội. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các loại vật dụng làm từ nhựa HDPE tái sinh như đồ chơi trẻ em và đặc biệt là túi nylon.
1. Sản xuất túi nylon từ hạt nhựa tái sinh HDPE
a. Túi nhựa HDPE tái sinh là gì?
Túi nhựa tái sinh HDPE là loại túi nhựa mỏng, nhẹ và dẻo. Cực tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày của con người. Do tính dẻo dai và mịn nên túi nhựa tái sinh HDPE có giá thành sản xuất cao hơn tí nylon thông thường. Tuy nhiên, túi nylon vẫn có chất lượng cao hơn.
Túi nhựa HDPE tái sinh thường được dùng để làm bao bì gói thực phẩm hay đựng thực phẩm,… Túi nhựa tái sinh HDPE được dùng chủ yếu để bảo quản các loại thực phẩm, đồ dùng tránh khỏi sự ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Loại túi nhựa HDPE tái sinh phổ biến có khổ lớn. Thường được dùng để đựng các loại hàng hoá có trọng lượng tương đối. Ngoài ra, túi nhựa tái sinh HDPE còn được dùng để in quảng cáo sản phẩm. Hay túi đựng có in logo, thương hiệu của các cửa hàng, doanh nghiệp.
b. Đặc tính của túi nhựa HDPE tái sinh
Túi nhựa tái sinh HDPE có nguồn gốc từ Polyetylen. Do đó, chúng đều có những đặc tính đặc trưng của Polyetylen.
– Bề mặt trong suốt, bóng loáng, có ánh mờ và mềm dẻo.
– Có khả năng chống thấm hơi nước và nước tốt.
– Khả năng chống thấm dầu mỡ và các loại khí (O2, CO2, N2) kém.
– Khi tiếp xúc với các loại tinh dầu thơm hay chất tấy rửa dễ bị căng phồng, hư hỏng. Ví dụ như: Ancol, Aceton, H2O2,…
– Do đặc tính cho phép khí và hương thơm xuyên qua lớp bao bì. Nên sẽ có thể giữ mùi lại thực phẩm trong bao bì.
c. Một số mẫu túi nhựa HDPE tái sinh phổ biến và ứng dụng
– Túi HDPE tái sinh trong: Túi nhựa HDPE tái sinh trong có bề mặt bóng mịn và tính bền dẻo. Có kích thước nhỏ nhất là 10x15cm và độ dày yêu cầu vào khoảng 10 – 200mic. Được sản xuất theo khổ lớn, dùng phổ biến trong nông – công nghiệp. Hay dùng để đựng các loại thực phẩm, hàng bán lẻ,…
– Túi HDPE tái sinh chống tĩnh điện: Túi HDPE tái sinh chống tĩnh điện có khả năng phóng tĩnh điện tốt và có màu đen. Có khả năng dẫn điện ổn định và cản sáng tốt. Do đó, chúng có thể bảo vệ các loại thiết bị, linh kiện điện tử nhạy cảm khỏi các tác nhân gây hại (sóng điện từ, tĩnh điện). Giảm tác hại của tĩnh điện sinh ra khi có ma sát trong quá trình sản xuất. Đồng thời cũng chống lại các loại tĩnh điện khác bên ngoài.
– Túi HDPE tái sinh hút chân không: Toàn bộ túi HDPE tái sinh hút chân không được làm bằng nylon dày và dai. Có thể tái sử dụng nhiều lần và không gây ô nhiễm các loại thực phẩm bảo quản. Khe nắp và van hút của túi hút chân không đều được sản xuất bằng silicon. Làm tăng khả năng đàn hồi và độ kín khí của túi.
Loại túi HDPE tái sinh hút chân không chủ yếu được dùng để bảo quản các loại đồ vật cồng kềnh. Hay giữ cho quần áo khỏi bụi bẩn, không bị ẩm mốc. Ngăn chặn tình trạng đồ vật bị ẩm ướt trong không khí. Bên cạnh đó, túi HDPE tái sinh hút chân không còn được dùng để đóng gói các loại thực phẩm, phi thực phẩm. Có thể kể đến như: Lưu giữ tập tin, album ảnh, đĩa DVD, các loại giấy tờ quan trọng, đồ trang sức,…
d. Quy trình sản xuất túi nhựa HDPE tái sinh
Bước 1: Tiến hành đùn – thổi
Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Bởi nó quyết định mức độ dày mỏng của túi nhựa HDPE tái sinh. Nguyên liệu ban đầu để sản xuất chính là hạt nhựa tái sinh HDPE.
Hạt nhựa tái sinh được đưa vào máy tiến hành đùn – thổi. Chúng được nung chảy trong điều kiện kiểm soát tạo độ mềm dẻo (3800F). Tiếp theo, chúng được đem đi ép đùn qua khuôn dạng ống. Tận dụng khi còn ở nhiệt độ cao, một đầu của ống sẽ được cố định lại. Sau đó, tiến hành thổi khí tạo thành dạng bong bóng (hạ nhiệt màng). Tiến hành nâng cao, kéo dẫn độ dày, dài đến kích thước mong muốn. Khi đạt đến độ cao 20 – 35 feet, màng nguội sẽ tạo thành 2 lớp dạng phẳng khi đi qua khe trục có 2 con lăn. Sau đó, chúng sẽ được tiến hành cuộn lại thành các cuộn màng riêng biệt.
Bước 2: Tiến hành in ấn
Các cuộn màng sẽ được di chuyển đến bộ phận máy in túi nhựa HDPE tái sinh. Tuỳ vào bản thiết kế, màu in, số lượng,… mà giai đoạn này sẽ được tiến hành bằng kỹ thuật in lưới, in ống đồng hoặc in flexo. Nếu kích thước cuộn túi lớn sẽ phù hợp với phương pháp in ống đồng.
Trong bước này, những hình dáng, chữ viết theo yêu cầu sẽ được thực hiện. Do đó, đây là bước sẽ quyết định tính thẩm mỹ của bản thiết kế in trên túi. Đây cũng là bước mà khách hàng quan tâm nhất. Bởi chúng sẽ quyết định việc logo, câu chữ của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có bắt mắt hay không. Vì vậy, bước này sẽ có nhiều lợi thế hơn khi áp dụng các công nghệ in ấn hiện đại.
Bước 3: Giai đoạn hoàn thiện
Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất túi nylon HDPE. Trong bước này sẽ bao gồm các giai đoạn: Cắt, đánh dấu, gấp nếp, dập quai, gắn quai,… tuỳ vào thiết kế của túi. Các giai đoạn nhỏ trong bước này sẽ giúp định dạng hình dạng, kích thước và số lượng của túi HDPE. Giai đoạn này được thực hiện hoàn toàn trên dây chuyền máy móc hiện đại. Do đó, độ chính xác rất cao.
2. Sản xuất màng HDPE
2.1. Màng HDPE là gì?
Màng HDPE còn được gọi là màng co hay màng chít. Đây là một loại màng nhựa mỏng rất dai và khó đứt. Có khả năng bám dính được trên nhiều loại mặt phẳng khác nhau. Có thể kể đến như nhựa, gỗ, nhôm, kính đến các loại kim loại,… Màng nhựa HDPE dùng để quấn hàng hoá có tên tiếng anh là HDPE Stretch film.
2.2. Quy trình sản xuất màng HDPE
Có hai quy trình sản xuất màng HDPE gồm phương pháp thổi và cán.
a. Sản xuất màng HDPE bằng phương pháp thổi
Bước 1: Trộn đều hạt nhựa HDPE tái sinh với phụ gia (nếu có).
Bước 2: Đưa hỗn hợp vào máy ép đùn
Ở đây, hỗn hợp nhựa sẽ được đun nóng dần dần đến 200˚C – 275˚C và bị nóng chảy. Tiếp đó, hỗn hợp nhựa nóng chảy được đưa qua màng lọc là một tấm lưới bằng kim loại. Để lọc hỗn hợp và loại bỏ tạp chất cũng như nguyên liệu chưa kịp nóng chảy.
Bước 3: Hỗn hợp vật liệu nhựa nóng chảy sẽ được đổ vào khuôn hình vành khăn. Khuôn này được dựng thẳng đứng để tạo sản phẩm là một ống nhựa mỏng.
Bước 4: Tiếp đó, chúng sẽ được thổi phồng thông qua lỗ không khí nằm ở giữa khuôn.
Bước 5: Tiến hành làm nguội
Ống màng sẽ được tiến hành làm nguội bằng hệ thống làm lạnh và vòng không khí tốc độ cao bao xung quanh.
Bước 6: Sau khi đã được làm nguội, ống màng sẽ được chuyển qua một con lăn để tiến hành làm dẹp.
Bước 7: Cuộn màng
Màng HDPE sau khi làm dẹp sẽ tạo thành màng đôi, và được giữ nguyên hoặc cắt thành 2 màng đơn. Sau đó đưa qua các con lăn để cuộn lại.
b. Sản xuất màng HDPE bằng phương pháp cán
Bước 1: Trộn đều hỗn hợp hạt nhựa với các chất phụ gia (nếu có).
Bước 2: Đưa chúng vào máy ép đùn. Tại đây hạt nhựa sẽ được đun nóng dần dần đến 200˚C – 275˚C và bị nóng chảy. Tiếp đó, hỗn hợp nhựa nóng chảy được đưa qua màng lọc là một tấm lưới bằng kim loại. Để lọc hỗn hợp và loại bỏ tạp chất cũng như nguyên liệu chưa kịp nóng chảy.
Bước 3: Hỗn hợp nguyên vật liệu nhựa nóng chảy được đưa vào một khuôn hình chữ T. Để có thể dàn đều lượng hỗn hợp nhựa được đưa vào mỗi trục.
Bước 4: Nhựa nóng chảy qua khuôn chữ T được đưa vào các trục cán tạo màng để định hình sản phẩm về kích thước lớn nhỏ và độ dày mỏng của màng.
Bước 5: Làm lạnh. Màng HDPE lúc này được làm lạnh bằng cách kéo qua một bể nước kín chịu tác động của chân không.
Bước 6: Sau khi làm lạnh, màng HDPE được cắt 2 cạnh và cuộn tròn.
3. Mút xốp HDPE foam
3.1. Mút xốp HDPE foam là gì?
Mút xốp HDPE foam – Polyethylene foam là loại màng xốp được làm từ vật liệu nhựa Polyethylene tỷ trọng cao hay còn gọi là HDPE. Khi tiến hành nung nóng chảy nhựa HDPE tái sinh thì những bong bóng khí siêu nhỏ sẽ bị giữ lại để tạo ra dạng siêu liên kết chắc chắn. Tên gọi tiếng Việt phổ biến của vật liệu này là màng xốp HDPE foam, mút xốp HDPE foam hay xốp HDPE foam…
Mút xốp HDPE foam được phân thành 3 dạng:
– Mút HDPE foam dạng cuộn.
– Mút HDPE foam dạng túi.
– Mút HDPE foam dạng thanh, tấm hoặc hộp định hình.
3.2. Đặc điểm của mút xốp HDPE foam
Mút xốp HDPE foam sở hữu nhiều đặc điểm độc đáo mà không có một loại vật liệu nào có thể thay thế được.
– Tính mềm dẻo, dai cùng khả năng chống thấm các loại hoá chất và nước hiệu quả.
– Sở hữu tính đàn hồi cao.
– Trọng lượng nhẹ do đó có thể nổi được trên bề mặt nước.
– Không bị tác động, ảnh hưởng bởi các loại vi khuẩn hoặc nấm mốc.
– Mút xốp HDPE foam có khả năng cách âm và kháng nhiệt.
3.3. Ứng dụng của mút xốp HDPE foam
Tùy vào từng ngành nghề khác nhau mà mút xốp HDPE foam sẽ được sử dụng cho phù hợp như sau:
a. Ngành đóng gói hàng điện tử
Với ngành đóng gói hàng điện tử thì mút xốp HDPE foam được sử dụng để làm:
– Những tấm xốp mỏng dùng để làm đệm lót cho các thùng hàng carton.
– Hộp xốp định hình để cố định và bảo vệ chi tiết cấu tạo của các linh kiện.
– Màng xốp HDPE foam có khả năng chống tĩnh điện, kháng ma sát hay tích tụ điện dễ gây ra tình trạng cháy nổ mạch điện.
– Dùng để là đệm lót chống tình trạng trầy xước bề mặt màn hình của điện thoại khi vận chuyển.
– Dùng để chèn vào các khe hở ở bên trong thùng hàng.
– Dùng để bọc gói chén bát, các mặt hàng gia dụng hay bảo vệ các loại chai lọ thủy tinh khi vận chuyển.
– Mút xốp HDPE foam gói bảo vệ hộp quà.
– Dùng bảo quản các loại đồ đạc không bị bụi bẩn bám vào hay ẩm mốc.
b. Ngành vận chuyển
Trong ngành vận chuyển thì mút HDPE foam được sử dụng để giúp:
– Dùng để bọc bảo vệ cả bên trong và bên ngoài của thùng hàng.
– Để chèn lót vào những khe hàng.
– Dùng để bảo vệ những mặt hàng dễ vỡ. Ví như các loại mỹ phẩm, chai lọ thủy tinh, chai rượu,…
c. Ngành may mặc
Ngành may mặc thì mút xốp HDPE foam cũng được dùng phổ biến. Ví như làm áo phao, làm áo giữ nhiệt, làm gối cho buồng lái, làm đệm ghế ngồi, làm miếng lót cho giày dép.
d. Ngành xây dựng
Trong ngành xây dựng, mút xốp HDPE foam đã khẳng định được nhiệm vụ cũng như vị trí của mình trong ngành này. Qua những ứng dụng như sau:
– Dùng để chống nóng trong các công trình xây dựng, chung cư, chuồng trại, nhà ở,…
– Dùng làm vật liệu để chống lún bê tông.
– Nguyên liệu để làm đệm lót sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp.
– Dùng để cách âm trong phòng hát.
e. Ngành đóng gói sản phẩm nông sản
Mút xốp được dùng để bọc các loại mặt hàng nông sản xuất khẩu như chuối, dưa, táo, ổi,… Hay được dùng để giữ nhiệt bảo quản vải thiều khi xuất khẩu sang nước ngoài.
4. Trong sản xuất ống nhựa HDPE
4.1. Tính chất cơ lý và lĩnh vực ứng dụng
Ống nhựa HDPE đã được sử dụng chủ yếu để vận chuyển chất lỏng. Do có khả năng chịu được các loại hóa chất mạnh mà không bị ăn mòn hay rò rỉ. Bên cạnh đó, các mối hàn trên bề mặt rất bền chặt. Hạt nhựa tái sinh HDPE được coi là vật liệu lý tưởng cho ngành công nghiệp khí. Ngoài ra, các mối hàn trên nhựa HDPE đều rất bền và kín do đó không bị rò rỉ. Có ưu điểm vượt trội về tuổi thọ và mức độ an toàn. Chưa kể đến những khoản tiết kiệm đáng kể cho chi phí lắp đặt. Có sự cải tiến trong chất liệu cũng như hiệu suất của vật liệu HDPE. Được áp dụng cho đường ống dẫn nước, hóa chất và trong các ngành công nghiệp khác cần cho việc chuyền tải chất lỏng hay dẫn khí.
a. Tính chất cơ lý của ống HDPE:
– Tỷ trọng: 0.95 – 0.97 g/cm3
– Độ bền kéo đứt tối thiểu: 21 Mpa
– Hệ số giãn nở nhiệt: < 0.2 mm/m.˚C
– Điện trở suất bề mặt: > 1013 Ω
– Nhiệt độ làm việc tối đa: 45˚C
– Nhiệt độ hóa mềm vi cat tối thiểu: 120˚C
– Nhiệt độ giòn, gãy: < 0˚C
– Khả năng cách điện và cách nhiệt.
b. Lĩnh vực ứng dụng
– Trong ngành công nghiệp nhẹ: Làm ống cấp thoát nước. Các loại ống dẫn nước thải cỡ lớn dùng trong các khu đô thị hay khu công nghiệp.
– Công nghiệp khai mỏ: Dùng làm các loại ống nước thải. Sử dụng trong công nghiệp khai thác mỏ hay ống cống.
– Công nghiệp năng lượng:
+ Làm ống luồn dây điện, cáp điện.
+ Làm ống dẫn hơi nóng (ống sưởi nóng).
+ Làm ống thoát nước.
+ Nguyên liệu sản xuất loại ống cấp nước lạnh (áp lực 4 – 10kg/cm2).
+ Làm ống dẫn phục vụ cho ngành bưu điện. Ống cáp quang có thể sử dụng ở nơi có nhiệt độ thấp (băng tuyết).
c. Ưu điểm và lợi ích khi sử dụng ống nhựa HDPE
– Với nhiều năm phát triển trên toàn thế giới, chất lượng của ống nước nhựa HDPE được đánh giá cao. Có trọng lượng nhẹ, có thể vận chuyển và lắp đặt dễ dàng.
– Khả năng chống chịu tác động cao nên có thể chống vỡ nứt tốt.
– Không bị ăn mòn bởi các loại hoá chất hay bị mục nát.
– Ống nhựa HDPE có độ bền cao. Có thể vận chuyển và lắp đặt thuận tiện mà không bị hư hại vật chất.
– Có khả năng kháng lại tia cực tím trong thời gian dài; do đó có thể chống chịu được ánh sáng mặt mặt trời chiếu trực tiếp.
– Thành ống có độ đàn hồi cao từ đó ngăn sự tạo thành và phát triển của các vết nứt.
– Do tính đàn hồi cao nên dùng để tạo các loại phụ kiện nhỏ hơn để kết nối lại với nhau. Ống nhựa HDPE uốn cong có bán kính rơi vào khoảng 20 đến 25 lần so với đường kính ngoài của nó. Dễ dàng tiến hành công việc lắp đặt do có độ đàn hồi cao. Cuộn dây có thể uốn cong tối đa 1000mm có đường kính ngoài ≥ 1200mm.
– Ít chịu tác động hay ảnh hưởng từ các biến động bề mặt đất. Ví dụ như địa chấn, sạt lở đất,…
– Có sẵn nhiều loại ống nhựa HDPE với khả năng chịu áp lực khác nhau. Ống nhựa HDPE được sản xuất với 12 mức áp lực dao động từ 2,5 đến 32 bar.
– Các mối nối trên ống không có vết nứt, khó bị phá vỡ hay biến dạng.
– Có thể lắp đặt sử dụng an toàn trên nhiều bề mặt. Có thể kể đến như dưới biển, đường sông hay địa hình có nhiệt độ thấp.
– Có sẵn những phương pháp kết nối phù hợp như nối zoăng, nối ren, hàn nhiệt,…
– Bề mặt lòng ống bên trong bóng loáng, mịn màng. Góp phần tiết kiệm đang kể trong các dịnh vụ hay chi phí bảo quản định kỳ.
– Có tuổi thọ cao dù là ở nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
– Không bị acid hoá hay kiềm hoá bởi các loại dung môi hợp chất hữu cơ như rượu béo, Aceton, Etylic, Glyceryl,… hay acid. Được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm và công nghiệp dược phẩm.
IV. Bảng giá hạt nhựa tái sinh HDPE mới nhất
Không khó để chúng ta nhìn thấy những sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Ví như chai nước, cốc uống, bát, đĩa đến hộp đựng đồ, đồ điện tử, dụng cụ học tập,… Điều đó cho chúng ta thấy được rằng sản phẩm bằng nhựa rất phổ biến. Điều này cho thấy nó đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người.
Bạn là chủ doanh nghiệp sản xuất hoặc cá nhân riêng lẻ? Bạn đang mong muốn tìm nguồn hàng hạt nhựa tái sinh chất lượng? Nhưng lại không biết đâu là địa chỉ cung cấp sản phẩm nhựa tái sinh uy tín? Hay có giá tốt nhất khi mua với số lượng lớn so với thị trường hiện nay. Với những công ty hay cơ sở sản xuất đồ nhựa thì việc thu mua hạt nhựa tái sinh rất cần thiết. Tùy vào mục đích sản xuất và đối tượng hướng đến mà tiến hành mua loại hạt nhựa tái sinh phù hợp. Vậy hạt nhựa tái sinh HDPE giá bao nhiêu? Đây là điều mà các khách hàng luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bởi chi phí đầu vào là yếu tố chủ yếu tác động đến chi phí đầu ra sau này.
Hiện nay, nguồn hàng hạt nhựa tái sinh ở Việt Nam chủ yếu là được các doanh nghiệp nhập khẩu về. Do đó, giá cả sẽ có phần nhỉnh hơn so với thị trường thế giới. Có rất nhiều doanh nghiệp uy tín đang phân phối các loại hạt nhựa tái sinh. Công ty TNHH sản xuất hạt nhựa Tân Hưng là một trong số đó. Hạt nhựa Tân Hưng luôn đặt tiêu chí “Uy tín – Chất lượng – Giá cả hợp lý” lên hàng đầu. Liên hệ ngay qua hotline của hạt nhựa Tân Hưng để nhận được bảng giá hạt nhựa tái sinh mới nhất nhé.
V. Mua hạt nhựa tái sinh HDPE ở đâu? Cơ sở sản xuất hạt nhựa tái sinh uy tín ở TP. HCM
Hiện nay, có rất nhiều nhà phân phối hay cơ sở sản xuất hạt nhựa tái sinh khác nhau. Do đó, việc lựa chọn cơ sở sản xuất hay nhà phân phối sản phẩm uy tín, chất lượng cũng là điều mà người mua hàng quan tâm nhất. Hạt nhựa Tân Hưng tự hào khi là một trong những cơ sở sản xuất và phân phối hạt nhựa tái sinh uy tín cho khách hàng chọn lựa.
Các sản phẩm hạt nhựa tái sinh của Tân Hưng đều được nhập khẩu về với số lượng lớn. Chủ yếu từ các nước: Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Chúng tôi luôn cam kết và đảm bảo với các khách hàng của mình về chất lượng sản phẩm. Kèm theo đó là chất lượng dịch vụ và giá cả hợp lý, có sức cạnh tranh. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình, chuyên nghiệp bạn sẽ được giải đáp những thắc mắc liên quan đến sản phẩm. Hạt nhựa Tân Hưng luôn mong rằng sẽ đem lại sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Hãy liên hệ ngay qua đường dây hotline của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
CÔNG TY TNHH SX HẠT NHỰA TÂN HƯNG
Địa chỉ: Số 166/1/19 QL 22, Khu phố 4, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP. HCM
Email liên hệ: [email protected]
Bài viết có nội dung liên quan:
– Hạt nhựa tái sinh là gì? Sản phẩm bán chạy và địa chỉ mua hàng uy tín ở TP.HCM
– Hạt nhựa tái sinh PC là gì? Những điều cần biết về loại hạt nhựa này
– Nhựa tái sinh và nhựa nguyên sinh khác nhau như thế nào?
Từ khoá tìm kiếm liên quan “Hạt nhựa tái sinh HDPE”:
– Bảng giá hạt nhựa tái sinh
– Hạt nhựa tái sinh HDPE
– Hạt nhựa tái sinh HDPE
– Giá hạt nhựa tái sinh HDPE
– Hạt nhựa PP tái sinh
– Thị trường hạt nhựa tái sinh
– Hạt nhựa ABS tái sinh
– Cơ Sở sản xuất hạt nhựa tái sinh
Team hatnhuatanhung – Kiều